8/7/14

Dự phòng sau phơi nhiễm sởi

Bệnh nhân sởi có khả năng gây lây nhiễm từ 4 ngày trước tới 4 ngày sau phát ban. 1 bệnh nhân có thể truyền bệnh cho 12-18 người khác. Bất kỳ ai tiếp xúc với bệnh nhân trong giai đoạn này mà chưa có miễn dịch với sởi đều cần cân nhắc dự phòng phơi nhiễm. Các biện pháp được áp dụng bao gồm tiêm vắc xin phòng sởi hay tiêm globulin miễn dịch (IG).  








Khuyến cáo của Mỹ

Mới có ít số liệu về tính hiệu quả của vắc xin phòng sởi và globulin miễn dịch trong ngăn ngừa bệnh khi sử dụng để dự phòng sau phơi nhiễm. Những người được áp dụng các biện pháp phòng ngừa này vẫn cần được theo dõi các dấu hiệu của sởi ít nhất trong thời gian một giai đoạn ủ bệnh (trung bình 10-12 ngày khi phơi nhiễm với người bệnh chưa phát ban, và 14 ngày khi phơi nhiễm với bệnh phát ban). 

Vắc xin phòng sởi nếu tiêm trong vòng 72 giờ hoặc globulin miễn dịch nếu tiêm trong vòng 6 ngày sau khi phơi nhiễm có thể tạo sự bảo vệ nhất định hoặc thay đổi diễn biến lâm sàng của bệnh.  

1.Tiêm vắc xin sởi trong vòng 3 ngày (72 giờ) sau khi phơi nhiễm (bảo vệ vĩnh viễn) 

Chỉ định: những người chưa có miễn dịch và tiếp xúc với bệnh nhân sởi từ 4 ngày trước tới 4 ngày sau phát ban. 

Chống chỉ định: bệnh nhân suy giảm miễn dịch và phụ nữ có thai

Nếu đã quá thời hạn 3 ngày, vẫn nên tiêm phòng để bảo vệ các đối tượng khỏi những lần phơi nhiễm trong tương lai.  

2. Tiêm globulin miễn dịch (IG) trong vòng 6 ngày sau phơi nhiễm (bảo vệ tạm thời)  

Chỉ định  

Các đối tượng có nguy cơ mắc bệnh nặng và biến chứng từ sởi nhưng không thể tiêm vắc xin (suy giảm miễn dịch nặng nề, phụ nữ có thai chưa có miễn dịch) và trẻ dưới 12 tháng tuổi (độ tuổi có tỷ lệ biến chứng cao nhất).

Chú ý: 
  • Không dùng globulin miễn dịch cho những người đã tiêm 1 mũi phòng sởi ở độ tuổi  ≥12 tháng, trừ khi có suy giảm miễn dịch nặng nề.
  • Globulin miễn dịch không dùng để kiểm soát dịch sởi mà để giảm nguy cơ nhiễm trùng và biến chứng.  
  • Sau khi dùng globulin miễn dịch, những người chưa tiêm vắc xin phải tiêm vắc xin nếu ≥12 tháng tuổi và không có chống chỉ định tiêm vắc xin, nhưng không sớm hơn 6 tháng sau khi dùng globulin miễn dịch tiêm bắp (IGIM) hay 8 tháng sau dùng globulin miễn dịch tĩnh mạch (IGIV).
  • Có thể dùng globulin miễn dịch tiêm bắp cho những người khác nếu họ chưa có miễn dịch sởi, nhưng nên ưu tiên các đối tượng tiếp xúc mạnh, kéo dài, tiếp xúc gần với nguồn sởi: trong hộ gia đình, nhà trẻ, trường học...
  • Trẻ <12 tháng có nguy cơ cao bị sởi nặng và biến chứng, và dễ mắc sởi nếu mẹ không có miễn dịch hoặc kháng thể chống sởi của mẹ trong máu con đã  giảm. Cần dùng globulin miễn dịch tiêm bắp cho tất cả trẻ <12 tháng phơi nhiễm với sởiVới trẻ 6-11 tháng, có thể tiêm vắc xin phòng sởi thay cho globulin miễn dịch  trong 72 giờ đầu sau phơi nhiễm.
Liều khuyến cáo

- Tiêm bắp (IGIM): 0,5 ml/kg cân nặng  (liều tối đa = 15 ml)
- Tiêm tĩnh mạch (IGIV): 400 mg/kg.
   


- Nếu có nhiều ca sởi xuất hiện ở trẻ <12 tháng tuổi, có thể tiến hành tiêm phòng sởi cho trẻ từ 6 tháng tuổi để kiểm soát dịch.

- Lưu ý trẻ tiêm phòng sởi trước 12 tháng tuổi cần được tiêm lại mũi 1 khi 12-15 tháng và tiêm mũi 2 khi được 4-6 tuổi.


Khuyến cáo của Australia


Tuổi hay hình trạng miễn dịch
Tiền sử tiêm phòng sởi bằng vắc xin 3 trong 1 (MMR)
0 liều hay không rõ
1 liều
2 liều
Suy giảm miễn dịch (mọi lứa tuổi) 
NHIG (Globulin miễn dịch)
0,5 ml/kg, tối đa 15 ml
Sơ sinh - 5 tháng
NHIG 0,2 ml/kg 
chỉ khi mẹ được tiêm <2 mũi MMR và không có tiền sử nhiễm sởi.
Các trường hợp khác không dùng NHIG
Không  áp dụng
6 - 8 tháng
NHIG 0,2 ml/kg
9 - 11 tháng  months
Tiêm vắc xin MMR ngay, sau đó tiêm mũi tiếp theo khi 12 tháng hoặc sau 4 tuần (chọn mốc muộn hơn)*
12 tháng - <4 tuổi
MMR*
MMR (hay MMRV)
(trừ khi liều thứ nhất được tiêm trước đó <4 tuần)
Không cần
≥4 tuổi
MMR nếu không có thai *
Nếu có thai, dùng NHIG (0,2 ml/kg, tối đa 15 ml)
Không cần

* Liều vắc xin tiếp theo (MMR hay MMRV) cần thực hiện ít nhất 4 tuần sau liều có giá trị thứ nhất (tiêm ở trẻ ≥12 tháng tuổi) để hoàn thành lịch tiêm 2 mũi.
MMR - vắc xin 3 trong 1 phòng sởi - quai bị - rubella 
MMRV - vắc xin 4 trong 1 phòng sởi - quai bị - rubella - thủy đậu 

Nguồn:  


BS Trần Thu Thủy