Cha mẹ không nên quá lo lắng nếu trẻ bị táo bón kéo dài vì vẫn có thuốc điều trị chứng táo bón. Tuy nhiên kết quả thường không đến sớm như gia đình mong muốn. Hãy kiên trì tuân thủ các hướng dẫn của bác sĩ.
Làm rỗng đại tràng
Bác sĩ có thể kê đơn thuốc chống táo bón để giúp bé đi ngoài bình thường trở lại. Thuốc sử dụng hàng ngày giúp trẻ táo bón đi tiêu phân mềm, không đau, phục hồi thói quen vệ sinh đều đặn. Mục tiêu là giúp bé đi tiêu hàng ngày, không bị cảm giác khó chịu, không bị són phân ra quần. Cần dùng thuốc đều đặn trong một thời gian dài (thường là 3-6 tháng) mới mang lại kết quả.
Nhiều cha mẹ lo rằng trẻ sẽ quen với thuốc chống táo bón và không còn nhu cầu đi tiêu tự nhiên nữa, hoặc sợ thuốc làm cơ thể mất đi nhiều chất dinh dưỡng quan trọng. Nếu được sử dụng đúng cách, điều này sẽ không xảy ra.
Bước đầu tiên trong điều trị táo bón là làm rỗng đại tràng. Bác sĩ có thể chỉ định một trong các biện pháp sau:
- Thụt hậu môn: bơm nước vào trực tràng, tạo cơn mót tiêu.
- Thuốc đút hậu môn: kích thích ruột đẩy phân ra ngoài.
- Thuốc nhuận tràng: giúp rửa đại tràng và trực tràng.
- Dùng tay tháo phân: đôi khi nhân viên y tế phải dùng tay để loại bỏ những khối phân lớn và quá cứng.
Thuốc chống táo bón
Thuốc chống táo bón
Bác sĩ có thể kê đơn thuốc chống táo bón để giúp bé đi ngoài bình thường trở lại. Thuốc sử dụng hàng ngày giúp trẻ táo bón đi tiêu phân mềm, không đau, phục hồi thói quen vệ sinh đều đặn. Mục tiêu là giúp bé đi tiêu hàng ngày, không bị cảm giác khó chịu, không bị són phân ra quần. Cần dùng thuốc đều đặn trong một thời gian dài (thường là 3-6 tháng) mới mang lại kết quả.
Nhiều cha mẹ lo rằng trẻ sẽ quen với thuốc chống táo bón và không còn nhu cầu đi tiêu tự nhiên nữa, hoặc sợ thuốc làm cơ thể mất đi nhiều chất dinh dưỡng quan trọng. Nếu được sử dụng đúng cách, điều này sẽ không xảy ra.
Các loại thuốc chống táo bón có trên thị trường:
1. Nhóm thuốc tạo khối (bổ sung chất xơ)
Nhóm thuốc này chứa các chất xơ (từ vỏ, hạt, củ). Khi uống vào thuốc sẽ hút nước từ ruột, làm cho phân mềm và lớn hơn, tạo nhu động ruột bình thường để đẩy phân.
Ví dụ Methylcellulose (biệt dược - Citrucel). Thuốc này thường phát huy tác dụng sau 1-3 ngày. Vì thuốc hút nhiều nước nên phải đảm bảo cho trẻ uống đủ nước như chỉ dẫn.
2. Nhóm thuốc làm mềm phân
Ví dụ parafin lỏng, docusate (Nogarlax). Parafin lỏng có thể để lại vết dầu trên quần lót, nhất là nếu dùng lâu với liều cao.
2. Nhóm thuốc làm mềm phân
Loại thuốc này không thúc đẩy nhu động ruột nhưng giúp nước thấm vào khối phân, làm phân mềm hơn và có thể tống ra ngoài mà không cần rặn, nhờ đó trẻ đi tiêu dễ dàng hơn.
3. Nhóm thuốc nhuận tràng thẩm thấu
Thuốc có tác dụng giảm hấp thu nước ở thành ruột, tăng lượng nước trong lòng ruột, giúp phân mềm hơn và dễ tống ra ngoài.
Ví dụ: - Lactulose (Duphalac), sorbitol (Sorbitol, Microlax).
- Macrogol /Polyethylene glycol (Forlax), glycerin (Rectiofar bơm hậu môn).
Polyethylene glycol thường phát huy tác dụng sau 24 giờ nhưng đôi khi phải mất vài ngày.
4. Nhóm thuốc nhuận tràng kích thích
Nhóm này có tác dụng kích thích để cơ đại tràng co bóp, làm tăng nhu động ruột, khiến phân được đẩy ra ngoài nhanh hơn. Thuốc cần 8-12 giờ để phát huy tác dụng, có thể dùng đường uống hoặc đường hậu môn vì thuốc tác dụng trực tiếp lên thành ruột.
Ví dụ: Bisacodyl (Dulcolax). Nhóm này thường chỉ được chỉ định khi các nhóm ở trên không có hiệu quả.
Khi nào cần đưa trẻ đi khám bác sĩ?
Nên đưa trẻ đi khám nếu táo bón dai dẳng, đi ngoài ra máu, trẻ mệt mỏi chán ăn, bụng chướng, đau bụng hoặc thấy bé bị căng thẳng với việc đi tiêu.
1. Củng cố lòng tự tin của trẻ
Khen ngợi bé vì những tiến bộ nhỏ nhất, chẳng hạn khen khi bé chịu uống thuốc đúng giờ hay ngồi bô sau bữa ăn.
2. Kỷ luật nghiêm minh
Cha mẹ cần đề ra quy định cụ thể, giúp trẻ hiểu mình cần làm gì để chiến thắng táo bón: phải uống thuốc đều đặn, ăn lành mạnh, uống đủ nước, lắng nghe tín hiệu của cơ thể, dành thời gian đi tiêu mỗi ngày. Đôi khi những phần thưởng nho nhỏ có thể phát huy tác dụng lớn, một buổi đi chơi công viên hay một đồ chơi xinh xắn có thể giúp bé hào hứng hơn trong việc tuân thủ các quy định của cha mẹ.
3. Dành thời gian cho bé đi vệ sinh Đảm bảo bé có đủ thời gian mỗi ngày để đi vệ sinh mà không phải vội vàng. Điều này có thể đồng nghĩa với việc bố mẹ phải dậy sớm thêm 10 phút mỗi sáng hoặc lên kế hoạch để có 10 phút rỗi rãi sau giờ ăn tối. Chỉ nên cho trẻ ngồi bô hoặc bồn cầu 5-10 phút. Với trẻ nhỏ, cha mẹ có thể phải ngồi cạnh và trò chuyện với con trong nhà vệ sinh và giúp con lau rửa sau khi bé hoàn thành nhiệm vụ. 4. Làm gương tốt cho con Khi bạn có nhu cầu đi tiêu, hãy thông báo cho con và đi ngay vào nhà vệ sinh để làm gương.
5. Tỏ ra mềm dẻo
Duy trì nếp sinh hoạt đều đặn là điều quan trọng, tuy nhiên đôi khi thái độ mềm dẻo cũng sẽ tỏ ra rất hữu ích.
6.Tăng cường giao tiếp
Nếu bé đã đủ lớn, hãy trò chuyện thường xuyên về những tiến bộ của con và dùng lời lẽ đơn giản giải thích về ảnh hưởng tích cực của thuốc, chế độ ăn lành mạnh và vận động tích cực. Trẻ càng hiểu rõ những vấn đề này bao nhiêu thì càng dễ phối hợp bấy nhiêu.
7. Bày tỏ tình yêu vô điều kiện của bạn
Đừng bao giờ trừng phạt hay chế diễu con vì tội ị đùn hay quên không đi tiêu. Cố gắng đừng nổi cáu khi nhu cầu đi tiêu của con làm xáo trộn kế hoạch trong ngày của bạn. Bé cần biết bạn vẫn yêu và ủng hộ con ngay cả khi bé thất bại. Những người thân khác trong gia đình và giáo viên ở trường học cũng cần giữ thái độ tương tự.
8. Tìm sự hỗ trợ từ người thân
Đối phó với trẻ bị táo bón là việc làm không mấy dễ chịu, chuyện này có thể khiến bạn nổi giận hoặc xấu hổ. Đi tiêu là nhu cầu của tất cả chúng ta và người nào trong cuộc đời mình cũng có lúc phải vật lộn với vấn đề này. Hãy trò chuyện cởi mở với người thân trong gia đình, với bạn bè, chia sẻ những khó khăn mà bạn và bé đang trải qua. Bạn rất cần sự thông cảm và hỗ trợ của họ. Hãy bình tĩnh, cùng với thời gian mọi chuyện sẽ trở nên ổn thỏa.
|
BS Trần Thu Thủy