27/3/15

Một số lưu ý khi cho trẻ ăn dặm

Thức ăn dặm chỉ là thực phẩm bổ sung, không thể thay thế sữa mẹ hoặc sữa công thức, nguồn thực phẩm hết sức bổ dưỡng và cân bằng. Điều này đặc biệt quan trọng đối với trẻ bú mẹ. Với các trẻ này, tốt nhất nên tập cho bé ăn dặm từ từ để thức ăn đặc không thay thế nguồn sữa mẹ quá sớm. Cho bé ăn dặm quá nhiều cũng ảnh hưởng tới quy luật cung cầu, làm giảm lượng sữa mẹ.  













Ăn bao nhiêu là đủ?

Về nguyên tắc, nên tập cho trẻ ăn từ loãng đến đặc, từ ít đến nhiều. Trong những bữa đầu, có thể bé chỉ ăn được 1 hay 2 thìa cà phê thức ăn. Nếu bé tỏ ra háo hức thì trong những lần tiếp theo bạn có thể tăng dần lượng thực phẩm, cho tới khi bé ăn được khoảng 50 -100 ml mỗi lần. 

Trong năm đầu, ngoài việc tăng số lượng thức ăn trong mỗi bữa, số bữa của trẻ cũng cần được tăng dần, bắt đầu bằng một bữa mỗi ngày, sau đó cứ 2 tháng lại tăng thêm một bữa, cho tới khi bé ăn được 3 bữa mỗi ngày. Ví dụ bé 6 tháng ăn 1 bữa bột mỗi ngày, bé 8 tháng ăn 2 bữa và bé 10 tháng ăn 3 bữa bột mỗi ngày. 

Khi lượng thức ăn dặm tăng dần, bé sẽ bú hoặc uống ít sữa hơn. Tuy nhiên, sữa mẹ hoặc sữa công thức vẫn là nguồn dinh dưỡng chính cho bé trong suốt năm đầu đời. Với trẻ 1 tuổi, sữa vẫn nên chiếm khoảng 70% khẩu phần ăn.

Một số gợi ý về chế độ ăn dành cho trẻ ăn dặm: 

Tuổi
Loại thức ăn
Lượng thức ăn/ bữa  
Số bữa/ ngày  
6-7 tháng
Bột loãng, sền sệt rồi đặc.
Thức ăn xay hoặc nghiền
100-200 ml
1 bữa + bú mẹ
8-9 tháng
Bột đặc  
Thức ăn nghiền hoặc thái nhỏ
200 ml
2 bữa + bú mẹ
10-12 tháng
Bột đặc
Thức ăn thái nhỏ, cắt khúc để trẻ có thể cầm nắm được.
200-250 ml
3 bữa + bú mẹ 
12-24 tháng
Cháo
Thức ăn thái nhỏ, cắt khúc.
250-300 ml
3 bữa + bú mẹ
Sau 24 tháng
Ăn cơm cùng gia đình


Thực đơn cho trẻ 6-8 tháng tuổi
(Khuyến cáo của Viện Dinh dưỡng Quốc gia)

Bột tôm
Bột trứng
Bột thịt
Bột cá
Bột gan
Tinh bột 
Bột gạo tẻ 20 g
(4 thìa cà phê)
Đạm 
Tôm tươi
 bỏ vỏ giã nhỏ 



15g
Trứng
1 lòng đỏ trứng gà/ 4 lòng đỏ trứng chim cút

10g
Thịt nạc





10g
Cá quả
gỡ bỏ xương 



10g
Gan gà, lợn băm/nghiền




10g
Rau 
Rau xanh giã nhỏ
2 thìa cà phê
Mỡ/dầu ăn
1 thìa cà phê
Nước
1 bát con


Bột đậu xanh + bí đỏ
Tinh bột 
Bột gạo tẻ 15 g
(3 thìa cà phê)
Đạm 
Bột đậu xanh
15g
Rau 
Bí đỏ 4 miếng (40g)
nghiền nát
Mỡ/dầu ăn
1,5 thìa cà phê
Nước
1 bát con

* Chú thích: 1 thìa cà phê thịt, cá, tôm, bột gạo, bột đậu xanh tương đương 5 g.


Thực đơn cho trẻ 9-11 tháng
(Khuyến cáo của Viện Dinh dưỡng Quốc gia)

Bột tôm  
Bột cua
Bột thịt
Bột cá
Bột gan
Tinh bột 
Bột gạo tẻ 25 g
(5 thìa cà phê)
Đạm 
Tôm tươi
(bỏ vỏ, giã nhỏ)


15 g
Cua đồng




30g
Thịt nạc




15g
Cá quả
gỡ bỏ xương



15g
Gan gà, lợn (băm/nghiền)



15g
Rau 
Rau xanh giã nhỏ
2 thìa cà phê
Mỡ/dầu ăn
1 thìa cà phê
Nước
1 bát con


Bột lạc
Bột đậu xanh + bí đỏ
Tinh bột 
Bột gạo tẻ 25 g
(5 thìa cà phê)
Bột gạo tẻ 15 g
(3 thìa cà phê)
Đạm 
Lạc rang chín
giã nhỏ mịn

20 g
Bột đậu xanh


15g
Rau 
Rau xanh giã nhỏ
1 thìa cà phê
Bí đỏ 4 miếng (40g)
nghiền nát
Mỡ/dầu ăn
1 thìa cà phê
1,5 thìa cà phê
Nước
1 bát con



Thực đơn cho trẻ 12-23 tháng tuổi
(Khuyến cáo của Viện Dinh dưỡng Quốc gia) 

Cháo tôm  
Cháo trứng
Cháo thịt
Cháo cá  
Cháo lươn
Tinh bột 
Gạo tẻ 40 g  
Đạm 
Tôm tươi
bỏ vỏ, giã nhỏ

25 g
Trứng gà
1 quả


30g
Thịt
(lợn, gà, bò)


25g
Cá chép luộc chín gỡ xương


25g
Lươn



25g
Rau
Rau xanh thái nhỏ
2-3 thìa cà phê
Mỡ/dầu ăn
1,5 - 2 thìa cà phê
Nước
Vừa đủ  



Cháo lạc
Cháo đậu xanh/đậu đen
Tinh bột 
Gạo tẻ 50g

Gạo tẻ 35 g
Đạm 
Lạc rang chín bỏ vỏ
giã nhỏ

20 g
Đậu xanh/đậu đen


20g
Rau 
Rau xanh thái nhỏ
2-3 thìa cà phê
Mỡ/dầu ăn
2 thìa cà phê
Nước
Vừa đủ 


Dấu hiệu bé dị ứng thức ăn   

Sau mỗi lần thử thức ăn mới, mẹ cần theo dõi phát hiện kịp thời các dấu hiệu dị ứng thức ăn ở trẻ: chướng bụng đầy hơi, nổi ban đỏ li ti ở mặt, chảy nước mũi nước mắt, phân lỏng hoặc có nhày, ban đỏ quanh hậu môn (dấu hiệu chỉ điểm), quấy khóc, nôn hay chớ nhiều hơn bình thường. Nếu có các dấu hiệu kể trên thì cần ngừng thức ăn và hỏi ý kiến chuyên gia. 

Để có thể nhanh chóng tìm ra thủ phạm gây dị ứng, mỗi lần mẹ chỉ nên cho bé thử một loại thực phẩm và chờ ít nhất 2-3 ngày mới chuyển sang thực phẩm khác. Theo khuyến cáo của Hội Nhi khoa Hoa Kỳ, trong nhóm thực phẩm giàu đạm thì trứng nên được đưa vào cuối cùng vì đôi khi thực phẩm này có thể gây dị ứng. Cũng nên tránh không để bé quá ưa thích thứ thực phẩm giàu cholesterol này, chỉ nên cho ăn tối đa 3 lần mỗi tuần. 

Nếu gia đình có tiền sử dị ứng thức ăn hoặc đặc biệt lo lắng về vấn đề này thì mẹ nên ghi nhật ký việc cho ăn dặm, điều này giúp mẹ nhận rõ bé thích món gì hơn và nhanh chóng tìm ra thủ phạm gây phản ứng bất thường ở trẻ.

Phân thay đổi 

Khi chế độ ăn thay đổi, phân của bé cũng sẽ thay đổi cả về độ đặc, màu sắc và mùi. Đó là chuyện bình thường. Khi ăn dặm, phân của bé thường chắc hơn, và do có thêm đường và chất béo, mùi của phân cũng sẽ mạnh hơn. Các loại rau xanh có thể khiến phân có màu xanh sẫm, cà rốt cho màu vàng đỏ. Mẹ đừng lo nếu phát hiện các mẩu thức ăn bị đẩy ra cùng phân. Đường tiêu hóa của bé chưa trưởng thành và cần thêm thời gian để học cách tiêu hóa hoàn toàn các loại thức ăn.

Phân quá lỏng hay nhiều nước hoặc có nhày mũi đồng nghĩa với việc hệ tiêu hóa bị kích thích. Lúc này cần giảm lượng thức ăn đặc và đợi thêm một thời gian để bé có thể dung nạp thực phẩm.


Có nên hầm xương lấy nước nấu bột cho bé? 

Nước xương hầm tạo cảm giác ngon miệng nhưng chứa rất ít canxi. Nghiên cứu chi tiết nhất về nước hầm xương thực hiện năm 1934 tại Bệnh viện King’s College (Anh) cho thấy, nước xương bò ninh trong vòng 7 giờ cho hàm lượng canxi rất thấp (7 mg canxin trong một cốc nước xương 240 ml), thấp hơn nhiều so với hàm lượng canxi có trong sữa (300 mg canxi/240 ml sữa). Bên cạnh đó, tủy xương chứa nhiều chất béo động vật, rất khó hấp thu với trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ dưới 1 tuổi. Trẻ ăn nhiều nước hầm xương có thể bị rối loạn tiêu hóa. Tốt nhất nên đợi cho tới khi bé được 3 tuổi mới cho dùng nước xương hầm.


Có nên cho bé uống nước quả ? 

Bé có thể bắt đầu uống nước quả khi được 6 tháng tuổi. Cần tránh cho bé uống các loại nước cam, nước quýt sớm hơn vì một số trẻ có thể rất nhạy cảm với các loại nước quả này. Uống quá nhiều nước quả hoặc ăn một lượng lớn hoa quả cũng có thể gây phát ban, tiêu chảy hoặc khiến bé lên cân quá mức. 


Bác sĩ Trần Thu Thủy