Nhân viên y tế có nguy cơ nhiễm bệnh rất cao. Ảnhr EPA. |
Dịch Ebola chết người đang lan truyền tại Tây Phi,
khiến hơn 900 người thiệt mạng. Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa bệnh tật Hoa Kỳ
(CDC) đã cử 50 chuyên gia truyền nhiễm tới khu vực nhằm giúp dập tắt dịch. Khi tình hình Ebola ngày càng trở nên tồi tệ, tâm lý hoang mang tại các quốc gia ngoài vùng dịch cũng gia tăng. Các chuyên gia CDC giải đáp những câu hỏi thường gặp về căn bệnh này.
1.Tên gọi “Ebola” xuất phát từ đâu ?
Ebola là tên một dòng sông tại Cộng hòa Dân chủ
Congo. Virus gây bệnh được phát hiện tại đây vào năm 1976 và được gọi theo tên con sông này.
2. Nếu không có vắc xin, cũng không có thuốc điều trị đặc hiệu,
vậy các bác sĩ điều trị bệnh nhân Ebola thế nào?
Hiện tại, tất cả những gì bác sĩ có thể làm là điều trị
triệu chứng và chăm sóc hỗ trợ, chẳng hạn theo dõi nhịp tim, nhịp thở, huyết áp và cung cấp đủ dịch cho người bệnh. Đôi khi bệnh nhân được dùng kháng sinh để điều
trị các bệnh nhiễm trùng khác. Mục tiêu là giữ ổn định cho người bệnh trong suốt
thời gian nhiễm Ebola để hệ miễn dịch có thể quét sạch virus. Đây là một nhiệm
vụ khó khăn đối với hệ thống y tế nông thôn tại Tây Phi, các cơ quan này đang phải gồng
mình chữa trị hàng nghìn bệnh nhân với nguồn lực rất hạn chế.
3. Làm cách nào một số người sống sót được nếu không có thuốc điều trị?
Khi nhiễm
virus, cơ thể bắt đầu sản xuất kháng thể để tiêu diệt kẻ thù. Những người sống
sót khỏi căn bệnh Ebloa - hay bất kỳ bệnh do virus nào khác - đều tạo đủ kháng thể
để trung hòa tác nhân gây bệnh.
4. Nghe nói có thể nhiễm Ebola qua tiếp xúc trực tiếp với dịch cơ thể của người
nhiễm bệnh. Như vậy là phải có vết thương hở hay thứ gì tương tự?
Tất nhiên, bạn có thể nhiễm Ebola qua vết thương nhìn thấy được, nhưng da cũng có thể bị những
vết xước nhỏ mà bạn không nhìn thấy. Hơn nữa, virus có thể vào người qua mắt và miệng nếu những vùng này tiếp xúc với thứ gì đó chứa dịch sinh học từ người
nhiễm bệnh. Vì vậy các nhân viên y tế phải được che kín hoàn toàn khi điều
trị bệnh nhân. Các bác sĩ và nhân viên y tế Tây Phi làm việc tại các bệnh viện
nông thôn, ở đó họ không có đủ điều kiện để được bảo vệ đúng cách.
5. Vì
virus có thời gian ủ bệnh 2-21 ngày, liệu tôi có thể nhiễm bệnh từ ai đó chưa
có biểu hiện Ebola?
Không. Những người không có triệu chứng Ebola sẽ không làm lây lan bệnh.
6. Ebola
có thể lan truyền qua mồ hôi không?
Có, virus có thể hiện diện trong mồ hôi.
7. Sinh hoạt tình dục thì sao?
Tất nhiên virus có thể lan theo đường này, nhưng sinh hoạt tình dục khi đang bị bệnh
Ebola là điều không thực tế lắm. Trong những vụ dịch Ebola trước đây, nam giới
sống sót khỏi căn bệnh này được yêu cầu không quan hệ tình dục hoặc phải sử dụng bao cao su trong vòng
3 tháng sau khi bình phục vì virus có thể hiện diện trong tinh trùng.
8. Tại
sao vẫn chưa có vắc xin hay thuốc trị Ebola?
Có một vài loại thuốc và vắc xin nhiều triển vọng đang được
phát triển, nhưng vì Ebola là bệnh ít phổ biến - và nghiên cứu về bệnh này chưa được cấp nhiều kinh phí - nên vẫn chưa có thuốc hay vắc xin nào được chấp thuận sử dụng ở người.
Một huyết thanh thử nghiệm đã được sử dụng trên 2 bệnh nhân người Mỹ, nhưng
chưa có đủ huyết thanh này để sử dụng rộng rãi. Nhiều loại thuốc và vắc xin khác vẫn chưa được
thử nghiệm ở người. Tổ chức Y tế Thế giới sẽ nhóm họp vào tuần tới để thảo luận
việc có nên tiến hành điều trị thử nghiệm trong thời gian dịch bệnh hay không.
9. Virus
gây hại cho cơ thể như thế nào?
Virus Ebola có thể di
chuyển và tấn công tất cả các phần của cơ thể, ảnh hưởng trực tiếp tới các
cơ quan và gây xuất huyết nội tạng. Kết quả là bệnh nhân bị sốc, giảm huyết áp và suy đa tạng.
10. Hai
bệnh nhân Mỹ được di chuyển từ châu Phi về nước như thế nào?
Hai công dân Mỹ được đưa khỏi Liberia trên một chuyến
phi cơ đặc biệt, trang bị đầy đủ các thiết bị y tế để duy trì sức khỏe cho người bệnh và cách ly họ với xung quanh. Sau khi máy bay hạ cánh, họ được chuyển
sang xe cấp cứu cũng trang bị tương tự và được đưa tới Bệnh viện Đại học Emory, nơi có
đơn vị cách ly đặc biệt dành cho bệnh nhân mắc bệnh truyền nhiễm nguy
hiểm.
Cách ly nghiêm ngặt người bệnh trong quá trình vận chuyển. |
11. Vì
sao ở châu Phi bệnh lại lan truyền nhanh đến vậy?
Hệ thống y tế tại Guinea, Sierra Leone và Liberia thiếu
thốn trầm trọng về nguồn lực, các nhân viên y tế ở đây không có đủ quần áo bảo hộ đúng yêu cầu. Ngoài ra đôi khi nhân viên y tế cũng bị cản trở hoạt động. Vì Guinea,
Sierra Leone và Liberia có chung biên giới, người dân ở đây dễ dàng di chuyển từ
nước này sang nước khác và làm tăng nguy cơ lan truyền bệnh.
Các tỉnh ghi nhận các trường hợp nghi nhiễm sốt xuất huyết Ebola (màu trắng). CDC. |
12. Trường hợp đầu tiên của một vụ dịch mắc bệnh thế nào?
Vẫn chưa tìm được ổ chứa tự nhiên của Ebola, nhưng các
nhà nghiên cứu cho rằng trong một vụ dịch, bệnh nhân đầu tiên bị nhiễm virus qua tiếp xúc với động vật nhiễm bệnh. Dơi ăn quả được cho là con vật
mang virus.
BS Trần Thu Thủy (theo Time)