Với trẻ dưới 1 tuổi, kéo tai hay vỗ vào tai mình không phải biểu hiện đặc trưng cho nhiễm trùng tai. Ở độ tuổi này bé chưa có khả năng nhận biết chính xác vị trí đau tai và không thể chỉ ra đau xuất phát từ tai hay vùng cạnh tai.
TÁM TRIỆU CHỨNG CHÍNH CỦA NHIỄM TRÙNG TAI
Bé có thể có từ 2 triệu chứng trở lên:
- Triệu chứng cảm – hãy nhớ rằng nhiễm trùng tai gần như luôn đi sau chứng cảm cúm. Nước mũi thường chuyển từ không màu sang vàng hoặc xanh trước khi nhiễm trùng tai xuất hiện.
- Bé quấy khóc cả ban ngày và ban đêm.
- Kêu đau ở tai hoặc không nghe được.
- Thức giấc nhiều hơn về đêm.
- Không muốn nằm xuống.
- Sốt – thường là không cao (38,30C-38,90C), có thể không sốt.
- Bé đột nhiên quấy khóc hơn nhiều trong đợt cảm.
- Chảy dịch từ tai – nếu nhìn thấy máu hay mủ chảy ra từ tai, nhiều khả năng đó là nhiễm trùng tai kèm rách màng nhĩ. BẠN ĐỪNG LO! Những vết rách này hầu như sẽ liền lại tốt, và khi màng nhĩ rách bé sẽ ít cảm thấy đau hơn.
BÉ ÍT KHẢ NĂNG BỊ NHIỄM TRÙNG TAI NẾU:
1. Không có biểu hiện cảm - nếu bé có một vài triệu chứng kể trên nhưng không có biểu hiện cảm thì khả năng nhiễm trùng tai là rất thấp, trừ khi trước đó bé đã từng bị nhiễm trùng tai không kèm biểu hiện cảm.
2. Kéo tai hay vỗ vào tai mình ở trẻ dưới 1 tuổi - Bé ở độ tuổi này chưa có khả năng nhận biết chính xác vị trí đau tai và không thể chỉ ra đau xuất phát từ tai hay vùng cạnh tai.
Bé có thể kéo tai hay vỗ vào tai mình vì 2 nguyên nhân phổ biến sau:
Bé có thể kéo tai hay vỗ vào tai mình vì 2 nguyên nhân phổ biến sau:
- Mọc răng – Khi răng đau bé nghĩ cái đau xuất phát từ tai.
- Bé thích chơi với tai của mình – trẻ thường có ấn tượng mạnh với bộ phận kỳ lạ dính vào đầu mình. Chúng thích khám phá, nghịch tai và đặc biệt thích nhét ngón tay vào cái lỗ kỳ lạ ở giữa.
3. Không kêu đau tai (ở trẻ đủ lớn, thường là khi lên 2 hoặc lên 3).
Lời khuyên: Trẻ thường kéo tai đơn giản để chơi đùa. Kéo tai khi không có các biểu hiện nêu trên hiếm khi là biểu hiện của nhiễm trùng tai.
PHÂN BIỆT NHIỄM TRÙNG TAI VÀ MỌC RĂNG
Nhận biết mọc răng ở trẻ nhỏ:
- Chứng đau thường bắt đầu khi bé được 4 tháng và tiếp tục cho tới khi bé mọc răng hàm lúc 2 tuổi.
- Bé kéo tai hay chọc vào tai nhưng không có dấu hiệu cảm hoặc sốt.
- Quấy khóc hoặc thức giấc ban đêm mà không có biểu hiệu cảm hay sốt.
- Có thể sốt dưới 38,30C.
- Mọc răng thường không gây chảy nước mũi, nhưng gây chảy nước dãi.
Bé mọc răng.
|
NHIỄM TRÙNG TAI XUẤT HIỆN THẾ NÀO?
Về giải phẫu, tai chia làm 3 phần: ống tai ngoài, tai giữa nơi nhiễm trùng xuất hiện, và tai trong nơi có các dây thần kinh và trung tâm giữ thăng bằng. Một màng mỏng (màng nhĩ) phân cách tai ngoài và tai giữa. Khoang của tai giữa nối với phần sau của mũi thông qua vòi Eustache.
Vòi Eustache chưa trưởng thành - ở trẻ nhỏ ống này ngắn hơn và nằm nghiêng. Vì vậy vi khuẩn dễ di chuyển từ mũi và họng lên khoang tai giữa. Khi trẻ lớn lên, ống này đứng thẳng hơn khiến vi khuẩn phải đi ngược lên cao để tới được tai giữa. Đó là một trong những lý do khiến trẻ lớn ít bị nhiễm trùng tai.
Cấu tạo của tai.
|
Vi khuẩn xâm lấn - Vi khuẩn di chuyển qua vòi Eustache vào khoang tai giữa, chúng sinh sôi nảy nở trong môi trường chất nhầy đã bị kẹt ở đó từ trước. Mủ bắt đầu hình thành và chẳng mấy chốc khoang tai giữa chứa đầy vi khuẩn, mủ và dịch nhầy đặc.
Đau tai – Mủ khiến màng nhĩ phồng lên, gây đau. Khi khám tai, bác sĩ sẽ phát hiện màng nhỉ đỏ, phồng lên vì mủ.
Trong viêm tai giữa, màng nhĩ đỏ và phồng lên vì mủ.
|
Giảm thính lực – Dịch tiết tụ lại trong tai giữa ép vào nàng nhĩ, ngăn không cho màng này dao động bình thường (bác sĩ thường nói “có dịch ở tai giữa”). Dịch cũng làm tắc vòi Eustach và khiến bé ù tai giống như khi đi máy bay.
BỆNH NHIỄM TRÙNG TAI CÓ LÂY LAN KHÔNG?
Không, vi khuẩn bên trong tai gây nhiễm trùng tai không lây lan. Virus gây cảm dẫn tới nhiễm trùng tai thì lây lan. Thông thường, nếu nhiễm trùng tai xuất hiện 1 tuần sau cảm thì bé không còn là nguồn lây nhiễm nữa.
BS Trần Thu Thủy